Thông
qua tiết học trò chơi với chữ cái g,y. Cô và trò lớp mẫu giáo lớn A1,
trường MN Vĩnh Tiến đã tổ chức các trò chơi liên quan đến nhận thức mặt
chữ. Các cô đã ứng dụng phương pháp dạy học tiến tiến Steam, ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách linh hoạt. Qua đó, giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng
tượng, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mở rộng vốn từ cho trẻ; hướng trẻ
tới cái đẹp để giáo dục phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và chuẩn
mực hành vi văn hoá.
Bài dạy làm quen chữ cái g, y của các bé lớp 5TA1 do cô giáo Bùi Thị Hiền thực hiện
Thơ
là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những cảm xúc lành mạnh, thơ
giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về con người về cuộc sống xã hội
xung quanh trẻ. Vì vậy nó góp phần giáo dục thẩm mỹ và phát triển ngôn
ngữ nghệ thuật cho trẻ. Nhờ đó trẻ nảy sinh năng lực tự hoạt động nghệ
thuật khi tiếp xúc với thơ ca. Chính vì vậy việc phát triển vốn từ cho
trẻ qua các hoạt động thơ ca là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục mầm non. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, ngay từ đầu năm học tôi
quan tâm và đầu tư cho hoạt động “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học” đặc biệt là “thơ”. Nó giúp trẻ có vốn từ phong phú và khả năng diễn
đạt mạch lạc. Việc đọc diễn cảm có nghệ thuật các tác
phẩm văn học có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm
một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn. Qua đó trẻ tái tạo lại bằng hình ảnh
những gì đã nghe được và gợi lên ở trẻ những tình cảm, cảm xúc nhất
định. Điều đó làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo
đức của trẻ.
Giờ học dạy trẻ đọc thuộc thơ của các bé lớp 3TC2 do cô giáo Nguyễn Thị Thương thực hiện
Với
trẻ nhà trẻ hoạt động kể chuyện là một trong những hoạt động giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ rất tốt nhưng hoạt động kể chuyện có thành công hay
không phần lớn là do giọng kể của giáo viên, mà muốn có giọng kể hay
trước hết người giáo viên phải thuộc truyện, hiểu nội dung câu truyện,
chính vì vậy các cô giáo dạy tại các nhóm trẻ nhà trẻ luôn đọc kỹ
truyện, luyện giọng kể sao cho ngộ nghĩnh đáng yêu phù hợp với từng nhân
vật trong câu truyện. Giáo viên có thể dạy trẻ kể chuyện theo tranh mà
nhà trường cấp phát, ngoài kể chuyện theo tranh các cô giáo dạy tại các
nhóm trẻ nhà trẻ có thể dạy trẻ kể chuyện qua mô hình.
Trẻ ở
lứa tuổi này nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những
câu không có nghĩa, vì vậy bản thân các cô giáo dạy tại các nhóm trẻ nhà
trẻ thường xuyên nhắc nhở trẻ hoặc nói mẫu cho trẻ nghe, động viên
khuyến khích trẻ nhắc lại, luôn tạo điều kiện đáp ứng mọi câu hỏi của
trẻ một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
Sau đây là một số hình ảnh giúp phát triển ngôn ngữ trẻ nhà trẻ 24-36TT thông qua giờ kể truyện trẻ nghe do cô giáo Đỗ Thị Dung thực hiện: