1. Khái niệm an toàn giao thông?
An toàn giao thông được hiểu là người lái xe an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông, người cầm lái các phương tiện di chuyển cần tuân thủ luật giao thông để bảo đảm an toàn giao thông. Hiện nay, đất nước ta xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương liên quan đến giao thông. Vì vậy, nhà nước luôn rất chú tâm về vấn đề an toàn giao thông khi lái xe.
2. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông là gì?
Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông thì vô cùng nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân tiêu biểu gây mất an toàn giao thông:
* Hệ thống đường bộ nhiều nơi xuống cấp dẫn đến có nhiều hố gà dễ gây tai nạn giao thông.
* Nhiều người chưa thật sự có kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông.
* Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông.
* Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn kém.
* Các hình phạt về vi phạm luật giao thông còn quá nhẹ nên nhiều người không sợ.
3. Lợi ích của an toàn giao thông là gì?
Tham gia thực hiện an toàn giao thông không chỉ có lợi ích cho chính bản thân bạn mà còn là những người xung quanh. Tham gia an toàn giao thông sẽ giúp hạn chế tỉ lệ xảy ra tai nạn giao thông cho chính bản thân bạn và những người xung quanh. Đồng thời, việc thực hiện tốt an toàn giao thông cũng sẽ giúp giảm thiệt hại về kinh tế. Khi tai nạn giao thông xảy ra sẽ dẫn đến ùn tắc giao thông, các con đường dễ bị hư hỏng,…Vì vậy thực hiện tốt an toàn giao thông có lợi ích vô cùng lớn.
4. Vai trò an toàn giao thông là gì?
An toàn giao thông có vai trò vô cùng quan trọng đối với đất nước. An toàn giao thông giúp người tham gia giao thông và những người xung quanh giảm tỷ lệ tai nạn. Đồng thời, an toàn giao thông cũng giúp nền kinh tế không bị ảnh hưởng và phát triển tốt hơn.
5. An toàn giao thông là trách nhiệm của ai?
An toàn giao thông là trách nhiệm của tất cả các cá nhân khi tham gia giao thông. Bởi vì một cá nhân không có trách nhiệm thực hiện tốt an toàn giao thông cũng đủ gây ra tai nạn giao thông. Chính vì vậy, bất cứ ai khi tham gia giao thông đều phải có trách nhiệm tuân thủ luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy học, trường Mầm non Vĩnh Tiến luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền về an toàn giao thông cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên, phụ huynh và học sinh. Đặc biệt, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông được lồng ghép vào các sinh hoạt hàng ngày thực hiện cổng trường an toàn giao thông, vào các bài học hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện chương trình "Tôi yêu Việt Nam"…
Hãy chấp hành tốt luật an toàn giao thông để đem lại hạnh phúc cho người thân xung quanh và tất cả mọi người.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến hơn kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề văn hoá giao thông cũng là một vấn đề quan trọng của xã hội. An toàn giao thông là thuật ngữ dùng để mô tả những hành vi văn hoá khi tham gia giao thông như nghiêm chỉnh tuân thủ luật lệ giao thông và luôn có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông chính là sự an toàn của người tham gia giao thông trên các phương tiện. Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều các vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hệ luỵ đáng buồn. Tại sao việc tai nạn giao thông lại khó đến thế? Nguyên nhân điều này là do ai? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm cao khi tham gia giao thông, chỉ tuân thủ luật khi phát hiện có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, chạy bạt mạng, lãng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm. Rất nhiều xe lưu thông trên đường phố mà không cần sử dụng tới xi nhanh, xi-nhan, còi,.... Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn cao hơn mức cho phép ảnh hưởng đến sự tập trung của lái xe khi bị tai nạn. Những tai nạn xảy ra chủ yếu đều là do sự thiếu ý thức của một số người dân và đã tổn thất rất lớn về người và của. Không ít những vụ việc như mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau buồn, cá nhân mất mát vì những tai nạn giao thông, người may mắn sống sót cũng ít nhiều để lại các hậu di chứng về sau. Đó chính là mất mát mà tai nạn giao thông gây ra. Để lại những hệ luỵ nặng nề như thế, chắc chắn an toàn giao thông không một vai trò quan trọng đối với cá nhân và cả xã hội. Việc chấp hành những quy định trong luật pháp về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn đáng tiếc diễn ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người tử vong và thương tích do vụ tai nạn gây nên cũng giảm theo và đỡ đi phần nào đó sự đau khổ mất mát mà gia đình và cá nhân phải gánh chịu khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi tính mạng hay di tật suốt đời. Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu thiệt hại mà việc này gây nên. Đối với một xã hội nào an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức về an toàn thì đó là một xã hội sẽ đi lên. Mỗi chúng ta muốn đảm bảo được an toàn giao thông trước hết cần phải thiết lập cho bản thân ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đưa ra không chỉ nhằm chấp hành mà còn là những quy chuẩn cần thiết để đảm bảo sự an toàn của bản thân vì vậy việc chấp hành phải là vì sự an toàn của chính mình chứ đừng đối phó hoặc chống đối, điều này không có ích lợi cho ai hết. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ theo quy định, không sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông cần được nghiêm chỉnh chấp hành nhằm đặt nền móng xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại. Việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: vẽ tranh tuyên truyền, tham gia các chương trình tuyên truyền về văn hoá giao thông ở nhà, ở trường học hoặc tổ chức các hoạt động, cuộc thi viết về kỹ năng xử lý khi tham gia giao thông ở những nơi tầm nhìn hạn chế. Và cuối cùng, muốn sự tuyên truyền có hiểu quả cao nhất thì bản thân mỗi chúng ta phải là người thực hiện đúng, thực hiện tốt nhất trong các nội dung tuyên truyền. Nội dung này rất quan trọng và thiết thực đối với cuộc sống, ở đây, em sẽ tuyên truyền cho bố mẹ và các cô chú trong khu phố để mọi người cùng hiểu mà tham gia giao thông đúng, góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh. Những hành vi như thế chắc chắn cần có hình thức xử lý thích đáng. "Phía trước tay lái là cuộc sống". Hãy nhớ khẩu hiệu ấy và luôn có ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.