Lợi ích của vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non
Vệ sinh răng miệng
là việc vô cùng quan trọng, giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe, sáng bóng. Và bố mẹ cần phải quan tâm ngay từ khi con
còn nhỏ. Trẻ có hàm răng khỏe mạnh sẽ thấy tự tin, thoải mái hơn. Vì vậy bố mẹ hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng của trẻ và dạy trẻ kỹ năng đánh răng đúng cách nhé.
- Nhiều phụ huynh xem nhẹ việc vệ sinh răng miệng cho con mà không
biết rằng phần lớn các bệnh trong cơ thể đều xuất phát từ răng miệng.
- Trong khoang miệng có khoảng 700 loại vi khuẩn. Và các loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch.
- Trẻ rèn luyện được thói quen đánh răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ ngăn được nguy cơ bị sâu răng, sún răng.
- Hàm răng khỏe mạnh giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn, cơ thể phát triển khỏe mạnh hơn.
- Dạy con tự lập qua việc cho trẻ tự đánh răng là cách để giúp cho con phát triển hơn
Thời điểm để tập cho bé đánh răng
Bé đang ở giai đoạn kể cả khi chưa mọc răng bố mẹ cũng đã giúp trẻ vệ
sinh răng nướu bằng nước muối pha loãng hay nước ấm. Việc thời điểm để
tập cho bé đánh răng được chia theo những độ tuổi sau:
Bé 6 – 12 tháng tuổi: Với phần đa là trẻ đã hầu như mọc 8 cái răng và răng hàm đã nhú lên. Việc đánh răng cho bé là việc quan trọng. Bởi nếu không chăm sóc răng tốt sẽ ảnh hưởng đến việc bé có thể bị sâu răng.
Bé từ 1.5 tuổi: Bố mẹ có thể hướng dẫn bé đánh răng thông
qua những hành động mà bố mẹ làm mẫu. Bé sẽ dễ hình dung thực hiện theo
hướng khi thấy được những hành động đó. Ban đầu có thể bé sẽ không làm
quen nhưng về lâu thì kỹ năng đánh răng của bé sẽ được hoàn thiện hơn.
Bé từ 4 – 6 tuổi: Ở giai đoạn này bé hầu như đã mọc răng đầy đủ. Bé cũng đã biết cách đánh răng đúng cách. Bởi
bố mẹ đã dạy cho trẻ ở những độ tuổi còn sớm. Việc duy trì thói quen
đánh răng sẽ giúp cho bé có một hàm răng khỏe mạnh hơn.
Các bước đánh răng cho trẻ mầm non đúng cách
Hãy tạo cho bé một quy trình đánh răng đúng cách để con dễ thực hiện hơn. Dưới đây là các bước đánh răng của trẻ mầm non đúng cách mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng.
Bước 1: Rửa sạch bàn chải, lấy lượng kem đánh răng nhỏ như hạt đậu.
Bước 2: Súc miệng với nước sạch trước
Bước 3: Dùng bàn chải để làm sạch mặt ngoài của
răng. Chải đều tay từ hàm trên đến hàm dưới, hàm trên chải hất xuống,
hàm dưới chải hất lên hoặc xoay tròn bàn chải.
Bước 4: Chải mặt trong của hàm. Chải tất cả các
răng hàm trên và dưới bằng cách di chuyển bàn chải lên xuống hoặc xoay.
Chú ý các răng hàm phía trong. Vì đây là răng nhai chính nên có rất
nhiều thức ăn bám vào.
Bước 5: Làm sạch lưỡi bằng cách dùng mặt sau của bàn chải và kéo từ trong ra ngoài.
Bước 6: Súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ hết
kem đánh răng trong miệng. Sau đó rửa sạch bàn chải. Chăm sóc và nuôi
dạy con cái chưa bao giờ là đơn giản cả
Những lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non
Để con có hàm răng chắc khỏe, bố mẹ cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
- Thời điểm thích hợp cho trẻ tập đánh răng
Khi bé mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ chúng hàng ngày. Bé lên ba là bắt đầu dạy bé đánh răng hàng ngày rồi.
- Lựa chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp cho trẻ
Lựa chọn loại bàn chải cũng như kem đánh răng phù hợp cho trẻ nhỏ
trong từng giai đoạn. Bố mẹ nên chọn những loại bàn chải có lông mềm,
kích thước phù hợp và hình dáng bắt mắt để thu hút trẻ. Kem đánh răng
nên chọn loại có mùi thơm và dễ đánh để trẻ thích thú với việc đánh răng
hơn.
- Duy trì thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày.
- Nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần hoặc khi thấy bàn chải đã bị sờn, xơ cứng.
- Khi trẻ được 3 tuổi nên kết hợp với chỉ nha khoa để lấy thức ăn mắc trong các kẽ răng cho trẻ.
- Ngoài ra thì bố mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ.
Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là vào buổi tối vì những đồ
này sẽ dễ làm hỏng men răng. Không để trẻ có thói quen ngậm bình sữa, ti
giả hay mút tay khi ngủ vì những việc này có thể khiến trẻ bị sâu răng,
lệch hàm gây món hoặc hô.
Răng miệng luôn là vấn đề
quan trọng đối với trẻ, đừng để mắc các bệnh về răng miệng sẽ ảnh hưởng
tới sức khỏe của trẻ.