Đến tuổi này ngôn ngữ em bé không
còn phù hợp với trẻ nữa. Ngôn ngữ em bé sẽ trở thành nguyên nhân gây ra
khuyết tật trong ngôn từ của trẻ (ví dụ: nói ngọng, bật âm sai). Vì
vậy, phải nói với trẻ bằng giọng chuẩn, như nói với người lớn. Chứ đừng
nói cái giọng nựng nựng kiểu như “chương chế” = “Thương thế” hoặc “yêu
nắm/ yêu nhắm” = “Yêu lắm” 😊)
Ở giai đoạn này hãy giao tiếp ngôn ngữ với con thật nhiều!
Khi trẻ đi tắm, dạy trẻ càng nhiều càng tốt những danh từ chỉ các bộ
phận trên cơ thể, lặp đi lặp lại. Như tay, chân, đầu gối, khuỷu tay,
ngực, bụng… càng tỉ mỉ càng tốt.
Hoặc là hỏi con “bây giờ con muốn mẹ tắm, rửa cái gì trước nào?” để con tập gọi tên các bộ phận trên cơ thể mình.
Khi thay quần áo, hãy dạy con tên các loại quần áo. Ví dụ như: cái váy
xanh, cái quần vàng, cái áo len đỏ… Rồi cả những danh từ chỉ các bộ phận
của quần áo ví dụ như: ống tay, ống quần, cổ áo…
Ở độ tuổi này trò chơi ngôn ngữ là thích hợp nhất. Có rất nhiều kiểu
cách chơi. Ví dụ như: hỏi con “cái gì màu đỏ ở trong buồng tắm?”, hoặc
bảo con nói tên những đồ vật màu đỏ trong nhà mà con nhìn thấy. Kiểu
chơi này khi đi chợ, đi dạo, ngồi trên xe ô tô, dọn dẹp nhà cửa đều có
thể thực hiện được. Cứ chơi kiểu như vậy, cũng là cách để dạy con từ về
màu sắc, hình dáng, to nhỏ.
Khi con 2 tuổi, hãy mua nhiều sách cho con. Không chỉ cho con xem tranh,
mà mẹ đọc cho con nghe. Nếu con muốn, mỗi ngày cứ đọc 5 quyển hay 10
quyển cũng đọc cho con nghe. Khi đó, mẹ sẽ xem được quyển nào hay để đọc
lại, quyển nào chỉ đọc qua. Hãy đọc nhiều lần cuốn nào mà con thích.
Viện nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia của Nhật công bố rằng trẻ 2 tuổi rất
thích những từ ngữ chỉ quan hệ nhân quả. Nói là quan hệ nhân quả thì
tưởng như rất khó, nhưng thực ra lại đơn giản.
Ví dụ như trẻ sờ vào lò sưởi nóng, bị bỏng tay. Thì nói với trẻ “Con
không được sờ vào lò sưởi đang bật. Vì con sẽ bị bỏng”. Tuy nhiên, có
nhiều bà mẹ hay nói với con “Lò sưởi hư quá. Làm bỏng tay con của mẹ”.
Hay một ví dụ khác là trẻ bị kẹp ngón tay vào cửa. Thì các mẹ hay nói
“Cửa hư quá. Để mẹ mắng cửa nhé”. Nói như vậy khiến trẻ không thấy được
quan hệ nhân quả đâu cả. Dẫn đến không nhập tâm được cách suy nghĩ sự
việc một cách đúng đắn. Mà lớn lên còn có tư duy đổ lỗi.
Thêm một ví dụ nữa. Đứa trẻ khóc. Vì quả bóng nó đang chơi bị lăn vào
gầm giường không lấy ra được. Nhưng bà mẹ đang bận thì hỏi “Sao lại
khóc? Nín đi” và dúi cho con một cái vào đầu. Đứa trẻ càng khóc to hơn.
Rất nhiều trường hợp tương tự như vậy xảy ra, chính điều đó gây tổn
thương cho trẻ, kìm hãm sự phát triển tính cách, tài năng của trẻ.
=> Trong trường hợp này nên ân cần hỏi con tại sao khóc, nói với con
như mình đang ở tâm trạng của con “có phải quả bóng lăn vào gầm giường
không lấý được.
Nguồn: Sưu tầm