𝐕𝐚̣̂𝐲 𝐡𝐨̣𝐜 𝐪𝐮𝐚 𝐜𝐡𝐨̛𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀?
Trẻ con không bao giờ thiếu năng lượng dành cho việc giải trí. Phương
pháp học qua chơi được xây dựng từ điều cốt lõi này, sử dụng các trò
chơi để truyền đạt kiến thức một cách tự nhiên nhất. Nhờ vậy, những đứa
trẻ có thể thỏa sức tò mò, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề
bằng trí tưởng tượng vô tận qua những trò chơi vui vẻ.
Học bằng phương pháp chơi sẽ thúc đẩy khả năng tự nhiên của trẻ bằng
sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên sẽ đóng vai trò là người khuyến
khích khả năng học và hỏi qua các hoạt động giúp kích thích khả năng suy
nghĩ của trẻ.
𝐕𝐚̣̂𝐲 𝐡𝐨̣𝐜 𝐪𝐮𝐚 𝐜𝐡𝐨̛𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐠𝐢̀ 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠?
Nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích dài hạn của chương trình học qua
chơi ở bậc mẫu giáo. Trẻ em sẽ được khám phá kiến thức và cách giải
quyết vấn đề qua chủ đề yêu thích với sự hướng dẫn của giáo viên.
Ngược lại với học qua chơi là phương pháp lấy giáo viên làm trung
tâm, đơn phương truyền đạt kiến thức cho trẻ nhỏ. Mặc dù phương pháp này
có giáo trình dạy và học chặt chẽ hơn và được áp dụng phổ biến, thế
nhưng nghiên cứu lại chỉ ra rằng “ học qua chơi” lại đặc biệt hiệu quả
hơn đối với trẻ nhỏ bởi sự gần gũi và dễ hiểu.
Những tài liệu này còn chỉ ra rằng, trẻ nhỏ sẽ có những phản ứng tiêu
cực với phương pháp dạy và học truyền thống. Nó bao gồm căng thẳng, mất
động lực học tập và các vấn đề nghiêm trọng về hành vi. Điều này, đặc
biệt nghiêm trọng đối với những trẻ chưa sẵn sàng tiếp cận với chương
trình giảng dạy chính thống.
𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 “𝐡𝐨̣𝐜 𝐪𝐮𝐚 𝐜𝐡𝐨̛𝐢” 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐢́𝐜𝐡 𝐠𝐢̀?
Học qua chơi vẫn tập trung chính vào việc dạy và học. Kiến thức có
thể được truyền đạt dưới dạng 𝐜𝐡𝐨̛𝐢 𝐭𝐮̛̣ 𝐝𝐨 và 𝐜𝐡𝐨̛𝐢 𝐜𝐨́
𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐝𝐚̂̃𝐧.
Tham gia những trò chơi sẽ kích thích não bộ ở trẻ trong việc tìm
hiểu và khám phá. Từ đó, sẽ tạo động lực cho chúng trở nên chủ động với
môi trường xung quanh, thúc đẩy sự tập trung trong việc học. Trẻ sẽ được
tham gia vào quá trình tư duy linh hoạt ở cấp độ cao bao gồm cách giải
quyết vấn đề, phân tích, đánh giá, áp dụng kiến thức và sáng tạo.
Các hoạt động vui chơi còn giúp tăng trí tưởng tượng, thúc đẩy sự tò
mò và tạo ra thái độ nhiệt tình, tính kiên trì đối với việc học ở trẻ.
Kiến thức và kĩ năng trẻ có được qua các trò chơi không thể đạt được
thông qua việc học “vẹt”. Bởi lẽ, khi học vẹt trẻ sẽ chỉ học thuộc đơn
thuần kiến thức mà không có sự tìm tòi hiểu sâu về vấn đề.
Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh chính là điểm mấu chốt của
phương pháp học qua các trò chơi này. Bởi vậy, giáo viên đóng vai trò
tích cực trong việc hướng dẫn trẻ tương tác trong các hoạt động. Từ đó,
trẻ sẽ được giáo viên hỗ trợ nhằm phát triển các kỹ năng xã hội như làm
việc nhóm, chia sẻ và tư duy phản biện, đàm phán và giải quyết các mâu
thuẫn.
Giáo viên cũng sẽ khéo léo sử dụng động lực, sở thích ở trẻ để tạo
hứng thú với các khái niệm, ý tưởng muốn được truyền tải. Theo cách này,
trẻ em học tập và thực hành các kiến thức quan trọng trong niềm vui và
sự hứng thú.
Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ trẻ em sẽ có khả năng sử dụng ngôn
ngữ linh hoạt trong các kỹ năng đọc viết khi được học qua chơi. Khả năng
này bao gồm sự am hiểu về cấu trúc và nghĩa của vốn từ. Một nghiên cứu
khác chứng minh rằng vốn từ và khả năng diễn đạt của trẻ sẽ cao hơn các
bạn cùng trang lứa ở lớp học truyền thống.
Tuy rằng, phương pháp dạy học truyền thống vẫn đang có chỗ đứng trong
ngành giáo dục. Thế nhưng rất nhiều bằng chứng đã chỉ ra lợi ích của
chương trình dạy qua chơi. Ở chương trình này, các hoạt động vui chơi là
một yếu tố quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức chứ không đơn
thuần chỉ là phần thưởng giống như phương pháp truyền thống. Bởi vậy,
trẻ em sẽ tích cực và đầu tư nhiều hơn vào quá trình học.
Đặc biệt các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những trẻ em được trải
nghiệm chương trình học qua chơi sẽ có một nền tảng vững chắc trong
tương lai.
BA MẸ HÃY CÙNG ĐẾN VỚI CÁC BÉ LỚP 4TB1 VỚI TRÒ CHƠI NHẸ NHÀNG MÀ VUI NHỘN